Ai cũng biết nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống phức tạp và nguy hiểm. Chỉ có những người hiểu biết sâu và tương tương mới có thể thiết kế, chế tạo và vận hành.
Những người này làm việc trên tinh thần khoa học khách quan, không bị vụ lợi chi phối.
Câu hỏi đặt ra: sẽ như thế nào nếu quá trình tham gia thiết kế, chế tạo, vận hành có nhiều người lao động phổ thông, trình độ tay ngang?
Rồi trong quá trình làm việc những người đó bị lợi ích cá nhân chi phối. Ví dụ thay vì ống dẫn nước bằng đồng thì họ bớt xén thành ống nhôm.
Khi đó, chắc chắn sớm muộn tai họa cũng xảy ra. Tai họa không chỉ đổ ập lên công nhân nhà máy, dân cư xung quanh mà còn ảnh hưởng liên biên giới với những nước xung quanh.
Điều này thì ai cũng biết.
Có một hệ thống cũng phức tạp và nguy hiểm không thua gì nhà máy điện hạt nhân nhưng quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành lại vi phạm cả hai nguyên tắc trên. Tức trình độ tay ngang và bị tư lợi chi phối.
Đó chính là hệ thống chính quyền.
Với nguyên tắc dân chủ-mỗi người một lá phiếu-nhưng rất nhiều trong số đó lại không hiểu biết, không quan tâm đến chính trị. (Có thể bị nỗi sợ hãi và lòng tham chi phối nữa).
Rồi quá trình kiến tạo và vận hành lại bị lợi ích cá nhân chi phối.
Nhiều nơi trên quả đất này, nhiều dân tộc khác nhau, nhất là các dân tộc chậm tiến đang xây dựng và vận hành nhiều "nhà máy điện hạt nhân" kiểu như vậy.
Đây chính là nghịch lý trong thời đại chúng ta đang sống.
Lời giải cho bài toán nghịch lý của thời đại (1)
Nhìn lại, ta thấy một nét lớn, hành trình của loài người luôn đối diện với những bài toán nghịch lý lớn và phải tìm cách giải để vượt qua.
Điển hình trong việc này là câu chuyện liên quan đến một danh nhân mà nhiều người biết: Alfred Nobel. Ông thành công và trở nên nổi tiếng vì đã tìm ra giải cho bài toán khó sau: Nitroglycerin là chất nổ mạnh, rất hữu dụng trong việc phá đá mở đường nhưng nó lại tồn tại ở dạng lỏng, việc sản xuất, vận chuyển nó rất nguy hiểm. Nobel đã nghiên cứu và biến nó thành dạng rắn an toàn như ta biết- thuốc nổ dynamite. Đây là một việc làm khó. Rất nhiều người trước đó đã cố gắng làm nhưng không thành công. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Alfred_Nobel (phát minh của Nobel đã cung cấp sức mạnh cho con người để can thiệp vào thiên nhiên hùng vĩ. Còn việc phát minh của ông bị lạm dụng cho mục đích chiến tranh lại là chuyện khác. Không chỉ phát minh của ông mà rất nhiều phát minh khác đều bị lạm dụng vô mục đích chiến tranh cả: từ lửa, đến con dao, đến cung tên,...).
Người tiếp theo tôi muốn kể cho các bạn nghe đó là Albert Einstein. Trước ông gần 300 năm. Newton với quan điểm thời gian và không gian tuyệt đối đã xây dựng hoàn hảo lý thuyết cơ học cổ điển. Trong lý thuyết này có một hệ quả mà ai cũng biết: cộng vận tốc. Ví dụ một tàu hỏa đang chạy với vận tốc 50km/h đối với nhà ga. Trên toa tàu có một người cầm khẩu súng bắn ra với vận tốc viên đạn so với nòng 3240km/h theo chiều tàu đang chạy. Thì khi đó vận tốc viên đạn so với nhà ga là 3240 + 50 = 3290 km/h.
Bằng trí tưởng tượng Einstein đưa ra giả thuyết nếu con tàu đó chạy với vận tốc ánh sáng so với nhà ga. Rồi người đứng trên tàu cầm đèn pin bấm ra một luồn ánh sáng có tốc độ so với thân đèn là 300.000km/s.
Khi đó vận tốc ánh sáng đối với nhà ga có phải 300.000km/s + 300.000km/s = 600.000km/s?
Kết quả không phải như vậy vì vận tốc ánh sáng là tuyệt đối. Ánh sáng của đèn chiếu ra so với nhà ga vẫn là 300.000km/s.
Đây chính là nghịch lý của thời đại Einstein. Và cũng chính ông là người có lời giải cho nghịch lý trên. Ông là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất lên nền khoa học hiện đại.
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, có một người VN đóng góp vào việc giải các bài toán khó như vậy. Đó là GS Ngô Bảo Châu với lời giải cho Bổ đề cơ bản Langlands. GS Ngô Bảo Châu đã làm nhiều người VN hãnh diện.
Hiện nay, nhân loại đã có những bước tiến dài trên lĩnh vực khoa học nhưng vẫn chưa có được thịnh vượng như kỳ vọng: nhiều nơi vẫn còn đói nghèo, chiến tranh, con người hành xử độc ác, tàn bạo với nhau và với thiên nhiên.
Nguyên nhân tại sao và lời giải như thế nào?
Lời giải cho bài toán nghịch lý thời đại (2).
Khoa học kỹ thuật đã làm cho cuộc sống của con người an toàn hơn, văn minh hơn, hạnh phúc hơn. Điều này thì thấy rõ.
Nhưng số người tỏ ra bi quan, căm ghét khoa học kỹ thuật cũng không phải là ít. Người ta thấy chính khoa học, kỹ thuật đã tiếp tay cho hành động tàn ác của con người lên thiên nhiên và lên chính đồng loại mình. Những tội ác, những tàn độc này thì vô cùng nhiều, thật không thể kể hết. Điển hình như một quả bom nguyên tử có thể thiêu cháy hàng trăm người trong biển lửa triệu độ hay chuyện chất độc hóa học lan tràn khắp nơi trên quả đất trong các cánh đồng.
Thật ra, như mọi khám phá hữu dụng khác, khoa học kỹ thuật cũng chỉ là công cụ. Việc sử dụng công cụ cho cuộc sống tốt lành hay hủy diệt là do con người. Chính xác hơn là do chế độ chính trị, thế chế xã hội quyết định.
Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc đại loạn. Quan giết Vua, con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết nhau, trẻ giết già. Xã hội không còn tôn tri trật tự già cả. Ai mạnh thì thắng, thì ra sức tranh đoạt.
Đứng trước thực trạng đó, Khổng Tử lập ra một giáo lý mà sau này nhiều người biết: Khổng Giáo-hay Nho giáo. Đây là một giáo lý hướng đến tôn tri trật tự trong xã hội. Điểm hình như trật tự: Quân-Sư-Phụ.
Trong trật tự này, Vua đứng đầu. Có quyền hành tuyệt đối (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung-bất trung thì cũng phải chết. Đằng nào cũng chết). Tất nhiên Vua cũng có đạo đức tuyệt đối, trí tuệ tuyệt đối (con trời).
Dưới sự ảnh hưởng của lý thuyết trên, xã hội TQ dần thiết lập được trật tự và phát triển.
Tuy nhiên, người ta đối diện một nghịch lý lớn. Vua cũng chỉ là con người. Cũng tham lam, sắc dục, mưu lợi cho gia đình, con cái cũng chẳng lad thiên tử gì. Vua cũng gây ra bao tai họa cho dân.
Người ta ra rút kinh nghiệm và sửa chữa nghịch lý trên.
Lịch sử TQ không gì hơn là câu chuyện trên.
Tất nhiên, cứ rút kinh nghiệm, sửa chữa cái này thì nảy sinh cái khác, thậm chí là tai họa cũ lại xảy ra. Đời trầm luân bể khổ, cứ thế trôi qua.
Tuy ở xa nhau, nhưng văn minh châu Âu cũng diễn ra tương tự như vậy. Họ cũng có Vua và các vấn đề từ Vua.
Cùng đi giải quyết nghịch lý trên, nhưng khác với các học giả khác. Rousseau có hướng tiếp cận hoàn toàn mới. Ông vứt đi mô hình tư duy Vua đứng đầu. Ông tưởng tượng ra cảnh con người thời nguyên thủy sống bình đẳng với nhau rất vui vẻ. Nhưng rồi do giành ăn và giành đàn bà mà sinh loạn. Để giải quyết vấn đề loạn, người ta thống nhất ủy quyền cho một thủ lĩnh để giữ trật tự. Với cách tiếp cận trên, ông phát triển thành lý thuyết chính trị: khế ước xã hội.
Tuy được người Châu Âu nghĩ ra nhưng lý thuyết trên lại có sức ảnh hưởng toàn cầu.
Từ đây nhân loại chuyển từ mô hình xã hội Vua đứng đầu đến mô hình thủ tướng, tổng thống (bầu cử).
Nhân loại tiến thêm một bước dài trên con đường hành trình đến văn minh và Rousseau thành vĩ nhân của nhân loại.
VN đang bước vào kỳ bầu cử QH khóa 14. Tôi tham gia ứng cử và hôm qua trải qua màn lấy phiếu tín nhiệm ở nơi cư trú.
Tất nhiên màn lấy phiếu này bị lũng đoạn với một vài tiểu xảo nhỏ nên kết quả 100% không ủng hộ theo như tuyên bố của BTC. Không chỉ tôi mà nhiều ứng viên tự do đều như vậy.
Không chỉ ở VN mà rất nhiều dân tộc trên hành tinh này đều có bầu cử giông giống VN.
Tức là bị lũng đoạn không kiểu này thì kiểu khác.
Khái quát lên, tôi thấy đây là một nghịch lý lớn của thời đại chúng ta.
Nhân loại đanh xây dựng và vận hành các lò hạt nhân "chính trị" bỡi những người tay ngang và bị yếu tố tư lợi, sợ hãi, niềm tin sai chi phối.
Lời giải cho bài toán nghịch lý thời đại (3).
Ông Nguyễn Quang A, một tri thức đáng kính trong cộng đồng tranh đấu cho nền dân chủ ở VN. Trước đó ông là nhà kỹ thuật, nhà kinh doanh và dịch khá nhiều sách.
Tuy nhiên, tại buổi lấy phiếu tín nhiệm cử tri ở tổ dân phố, ông đạt 6/75 phiếu tín nhiệm. Ông chính thức bị loại khỏi cuộc bầu cử năm nay.
Qua các video thì thấy rằng cuộc họp được tổ chức khá dân chủ. Vấn đề là những người đi dự phần đa là người già cả. Loại trừ yếu tố bị lũng đoạn thì những người già này họ có quyền của cử tri và họ có suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của họ. Các nhận xét về ông N.Q.A như không sinh hoạt tổ dân phố, thấy học nhiều nhưng không đóng góp gì cho đất nước,...tôi nghĩ là hợp với suy tư của họ.
Tôi có thắc mắc là người trẻ đi đâu mà không dự? Họ không quan tâm hay bị chính quyền ngăn cản? Nếu họ thực sự quan tâm thì họ có thể lên tiếng khi bị ngăn cản chứ?
Từ khi chấp nhận phổ thông đầu phiếu là chúng ta chấp nhận quyền lực và chấp nhận nhận thức của số đông. (Trong bài viết này tôi chưa bàn đến chuyện bị dọa nạt, vi phạm luật hay các thủ đoạn lũng đoạn).
Napoleon có nói "đám đông như những con số không vô tận, giá trị ở con số 1 đứng đầu". Tham gia trò chơi này thì phải chấp nhận luật chơi, ai hơn phiếu sẽ thắng. Ông Ts Nguyễn Quang A có cơ hội thắng nếu người trẻ hơn, có hiểu biết hơn đi dự (xin lưu ý là tôi nói có cơ hội).
Rất nhiều chính trị gia đã giành thắng lợi vì biết chiều ý đám đông. Ý đám đông thường dựa trên những giá trị nhận thức chung nhất. Thường những giá trị sau thường được các chính trị gia khai thác như: niềm tin tôn giáo, lợi quyền thiết thực, lòng tự hào dân tộc,....
Hitler lên ngôi cao vì lời hứa đưa dân tộc Đức thành chủng tộc siêu đẳng (chủng tộc Aryan). Kết quả Hitler để lại cho nước Đức thế nào thì ai cũng biết.
Hugo Chavez lấy lòng dân chúng Venezuela với các khẩu hiệu chống Mỹ và quốc hữu hóa các tập đoàn ngoại quốc. Kết quả Hugo để lại là một nước Venezuela xinh đẹp kiệt quệ trong đói nghèo.
Gần đây là xứ sở của các nước Hồi Giáo. Người ta cho rằng, nếu cho bầu cử tự do thì các lãnh tụ Hồi Giáo có thể nắm quyền và họ sẽ đưa đất nước vào quỹ đạo của các giáo luật hà khắc.
Rất, rất nhiều những ví dụ như vậy có thể nêu ra.
Nói như vậy, không có nghĩa là tôi bài bác hay chống lại chuyện dân chủ, phổ thông đầu phiếu. Xin đừng hiểu lầm.
Cái tôi muốn bàn là phân tích rõ hơn nghịch lý mà tôi nêu ra trước đây.
Đứng trước nghịch lý này, chúng ta không thể hạn chế quyền bầu cử của người dân. Điều này là không thể được! Một xác quyết không bàn cãi.
Khi chúng ta không thể hạn chế người có trình độ tay ngang vô xây "lò nguyên tử chính trị" thì chúng ta chỉ còn cách là nâng tầm hiểu biết của họ lên, hạn chế các khả năng tư lợi và đặt ra một số cảnh báo nguy hiểm nếu "mó" vào.
Có vài lời giải cho nghịch lý này. Hôm nay tôi xin trình bày nhanh ba giải pháp.
1. Một nền giáo dục căn bản cho mọi công dân về Nhân Quyền, chủ nghĩa tự do, quyền lực chính trị. Qui mô ở mức toàn cầu thì càng tốt. Vì một dân tộc xây "lò hạt nhân chính trị" sai thì cũng ảnh hưởng đến dân tộc khác. Tỷ như ảnh hưởng của TQ lên VN. http://www.thanhblog.org/2016/03/mot-nen-giao-duc-chung-toan-cau.html
2. Phổ biến những giá trị làm Người để xã hội nhận thức như một nền đạo đức mới trong thời đại phổ thông đầu phiếu: http://www.thanhblog.org/2015/08/minh-triet-nhan-loai-hoc-lam-nguoi.html
3. Tranh đấu cho một nhà nước minh bạch, rất nhiều thứ cần phải minh bạch. Nhà nước minh bạch hạn chế rất nhiều chuyện tự lợi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét