Luật qui định rất rõ ràng: dân gửi đơn đến cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận, cấp phiếu biên nhận đơn, hẹn ngày trả kết quả theo luật. Giải quyết hay không giải quyết được cũng phải trả lời. Trên cơ sở đó, công dân có hành động tiếp theo hoặc khởi kiện ra tòa nếu cơ quan nhà nước làm sai.
Thật khoa học và đơn giản.
Nếu làm đúng như vậy thì có gì mà hành với chính?
Có một thực tế là cán bộ nhà nước họ không sợ làm sai. Vì họ có làm sai cũng không chết ai, quên, chết dân.
Ví dụ như tôi, sáng nay tôi ra xã Tây An gửi đơn đề nghị được chấp hành pháp luật khi tôi sai https://www.facebook.com/nguyenvanthanhvn12/posts/715740701900758
Rõ ràng luật buộc họ nhận đơn rồi nghiên cứu trả lời sau nhưng nếu họ không muốn, họ không thèm nhận, chỉ qua, chỉ lại, tôi cũng không làm được gì.
Tôi là người có lý lẽ, rành luật, viết lách, truyền thông tốt nhưng cũng chịu sầu.
Đa số người dân chỉ còn cách trông chờ ơn mưa móc, thích làm thích không của cán bộ. (Chính ở vị thế này mà cán bộ có thể vòi vĩnh dân được).
Đến phó thủ tướng-nay là thủ tướng cũng phải thốt lên: Không thể nhận đơn của dân, thích thì làm, không thích thì để đấy (http://dantri.com.vn/chinh-tri/pho-thu-tuong-khong-the-nhan-don-cua-dan-thich-thi-lam-khong-thich-thi-de-day-20160315163503625.htm)
Như vậy để hết vấn nạn hành là chính thì luật phải buộc làm sao cán bộ không chấp hành qui định, không nhận đơn là hành vi vi phạm pháp luật và phải bị trừng phạt. Tất nhiên cơ chế cho việc này phải được tiến hành đơn giản đối với công dân.
Đó là về mặt luật pháp, còn về mặt kỹ trị, tôi có sáng kiến này:
Thiết lập mạng thông tin giám sát Đầy tớ Nhân dân.
Cảnh thường thấy ở cơ quan nhà nước, nhất là ở nông thôn, người dân thì chờ đợi trong khi văn phòng không thấy cán bộ đâu. Lý do đưa ra là cán bộ bận họp!
Sức ép nào để cán bộ làm việc cật lực để giải quyết công việc? Hiện nay, chẳng có sức ép nào đủ mạnh cả. Dân cần thì quan không vội!
TASAKO có một giải pháp cho vấn đề.
Khi người dân đến cơ quan nhà nước nộp đơn đồng thời thông báo cho hãng luật TASAKO biết (qua website hoặc điện thoại). Hãng sẽ thay mặt người dân theo dõi quá trình giải quyết đơn từ theo luật định. Nếu đơn từ bê trễ, TASAKO sẽ gây sức ép qua truyền thông, thậm chí là khởi kiện cán bộ thụ lý đơn từ. Từ việc theo dõi này, hàng năm TASAKO sẽ làm báo cáo đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cơ quan công quyền.
Một sức ép vô hình nhưng tuyệt vời lên các công chức.
Bánh xe công quyền chạy trơn tru, nhanh chóng sẽ mang lại bao điều ích nước lợi dân.
Hy vọng, một ngày nào đó, TASAKO trở thành người bạn thân thương của mọi nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét